Cần làm những gì khi bị điện giật?

Mùa mưa bão đến là nỗi lo bị điện giật lại nóng lên hơn bao giờ hết. Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn. Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.
Nguy hiểm đến tính mạng
Mối nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào mức điện thế của dòng điện, dòng điện xoay chiều hay một chiều. Với cường độ dòng điện dưới 30mA sẽ không ảnh hưởng gì nhiều, dưới 80mA sẽ gây giật nhẹ, từ 80 - 300mA sẽ gây nguy hiểm. Bên cạnh đó là các yếu tố như dòng điện truyền qua cơ thể như thế nào, thời gian tiếp xúc dòng điện và điện trở của mô tiếp xúc. Với những mô xương, do điện trở cao nên ít nguy hiểm hơn, với mô da, đặc biệt là da ẩm ướt, điện trở càng thấp thì mức độ nguy hiểm càng cao.

xu-tri-khi-bi-dien-giat
Cần hết sức thận trọng khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện để tránh bị điện giật.
Thông thường, điện giật sẽ dẫn đến 2 thương tổn là bỏng và ảnh hưởng đến các mô bên trong. Bỏng gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý, dẫn đến nguy cơ: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Tùy từng mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, điện giật còn gây cứng cơ dẫn đến gãy xương hoặc các cơ của cơ thể bị co giật mạnh, làm người bắn ra, nếu đang ở trên cao có thể bị rơi xuống gây chấn thương. Nhiều trường hợp nạn nhân bị điện giật, người dính vào dây điện, khi bị ngắt cầu dao điện thì nạn nhân buông tay té ngã có thể dẫn đến những chấn thương.
Cần cấp cứu kịp thời và đúng cách
Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Tuyệt đối không vì hoảng loạn mà sờ tay vào nạn nhân khi chưa ngắt điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện (lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra). Nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước thì cần đưa ra khỏi vùng nước. Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng.
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát và kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân. Với nạn nhân không có dấu hiệu thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại. Nhiều trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngưng tim, nếu tích cực hô hấp nhân tạo kịp thời và đúng cách trong những phút đầu tiên thì đa số có thể được cứu sống. Không ít người do không được sơ cứu đã tử vong trong thời gian đợi xe cấp cứu đến.
Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, 1 hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 - 30 lần.
Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.
Cần lưu ý, khi tiến hành sơ cứu ép tim và hà hơi thổi ngạt, phải đặt nạn nhân ở nơi thoáng đãng, trên nền cứng, việc đặt trên giường có độ lún, chẳng hạn như giường đệm lò xo sẽ làm cho việc ép tim không có tác dụng.
Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa điện giật, các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn; Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát: Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... để cách điện, tuyệt đối không dùng tay trần hoặc ướt để nối và cắt điện; không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...; Chấp hành nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn về mắc điện và sử dụng điện. Các dụng cụ điện phải có vật cách ly, các dây điện trần phải được bọc cẩn thận và đặc biệt không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện ngang tầm tay trẻ em. Trẻ có thể chọc cây đinh, que sắt vào ổ điện hoặc dùng dao kéo cắt dây điện gây tai nạn đáng tiếc.
Theo Viet-times

Bị điện giật có gây vô sinh?

Chồng tôi năm nay 27 tuổi, chúng tôi cưới nhau 7 tháng mà vẫn chưa có thai. Cách đây hơn 1 năm anh ấy bị  bỏng điện giật chạy gần hết cơ thể và tinh hoàn cũng bị ảnh hưởng.

Tôi nghe nói nam giới bị bỏng điện sẽ không có khả năng sinh con. Vậy bác sĩ cho tôi biết đó có phải là nguyên nhân không? Trong khi tôi đi khám và được kết luận hoàn toàn bình thường. (Mai Anh).
dien-giat-co-gay-vo-sinh
Ảnh: mensfitness.com.
Trả lời:
Chào bạn!
Bạn kết hôn được 7 tháng, sinh hoạt tình dục bình thường nhưng không có con. Trong khi trước đó chồng bạn bị điện giật, tinh hoàn bị tổn thương, còn riêng bạn đã đi kiểm tra và được kết luận hoàn toàn bình thường. Dù vậy, nguyên nhân gây ra vô sinh đến từ nhiều phía (nhiệt độ môi trường, thời điểm quan hệ, môi trường âm đạo, chất lượng, số lượng, độ tiến nhanh của tinh trùng) và chưa hẳn đó là do chồng bạn.
Để biết chắc nguyên nhân do ai và sớm có hướng điều trị, bạn và chồng nên đến các bệnh viện lớn chữa vô sinh khám tổng thể. 
Riêng về chuyện chồng bạn bị điện giật cũng có nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ. Bình thường tinh hoàn của nam giới phải ở nhiệt độ tương đối thấp mới có thể bảo đảm hoạt lực của tinh trùng. Nhiệt độ đó thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2, 3 độ. Chính vì thế, các chuyên gia về tình dục thường khuyến cáo đàn ông nên tránh xa mọi nguy cơ làm tăng nhiệt độ ở vùng nhạy cảm ví dụ như ngâm nước nóng quá lâu, mặc quần jean quá chật, mặc quần sịp không đúng cách, ngồi yên xe máy...
Thêm vào đó các loại sóng, từ trường nhất là sóng điện thoại cũng ảnh hưởng đến việc sinh sản con giống. Chồng bạn bị điện giật gần hết người, tinh hoàn bị ảnh hưởng thì có thể chức năng sinh tinh, chất lượng, số lượng tinh trùng cũng bị tổn thương. Để được rõ hơn, hai bạn nên đến viện kiểm tra . Chúc các bạn khỏe.
Lương y Phó Hữu Đức

Thảm cảnh không ai muốn mua cổ phần của EVN

Hôm qua – 4/6, theo đúng lịch thì sẽ diễn ra cuộc bán đấu giá cổ phần của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS). Tuy nhiên, cuộc đấu giá đã bị hủy bỏ vì không có người đăng ký tham dự. 

 Ế chỏng chơ

 ABS đã phải ra một thông báo hủy tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần do EVN sở hữu tại ABS. Thông báo này nêu rõ, theo Quy chế bán đấu giá cổ phần do EVN sở hữu tại ABS thì công ty này sẽ tổ chức phiên đấu giá vào ngày 04/6: “Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần (16h ngày 01/6) không có nhà đầu tư đăng ký tham dự đấu giá”.

Theo Điều 13 Quy chế bán đấu giá cổ phần do ABS ban hành kèm theo Quyết định số 121 ngày 08/5/2015, “cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá và được coi là không thành công”. Như vậy, hiện EVN vẫn tiếp tục sở hữu 11,49 triệu cổ phiếu ABS, tương ứng 29% vốn điều lệ công ty.

Tình huống này không ngoài dự đoán của PLVN trong bài “Tập đoàn nhà nước thoái vốn khỏi các công ty chứng khoán: Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” đăng ngày 23/5 vừa qua, người viết nhận định, đặt mức giá khởi điểm là 10.000 đồng một cổ phiếu, không biết rồi cuộc đấu giá của EVN sẽ như thế nào khi mà cổ phiếu ABS thì tìm mỏi mắt trên các sàn chứng khoán chưa niêm yết cũng không ra giá vì chẳng có lấy một giao dịch. “Cho nên, ngày đấu giá thì đã đến gần song kỳ vọng thu về hơn 100 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành của EVN xem chừng cũng còn mờ mịt”.

Quả thực, với tình hình thế này chưa biết đến bao giờ cuộc đấu giá bán cổ phần mới được tổ chức lại và EVN mới có thể thoái được vốn khỏi lĩnh vực chứng khoán. Trong khi đó, theo lệnh của Chính phủ về tái cơ cấu EVN, “ông lớn” này chỉ còn chưa đầy 6 tháng để thoái vốn ngoài ngành. Ngoài khoản mục 11,49 triệu cổ phiếu tại ABS, EVN còn phải hoàn thành việc thoái vốn tại Ngân hàng TMCP An Bình, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu.

Vì đâu nên nỗi? 

Ra đời từ năm 2006, ABS hồi đầu rất được kỳ vọng vì như chính họ tự giới thiệu, “có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các cổ đông chiến lược: EVN – tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam; Ngân hàng TMCP An Bình – một trong mười ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) – tập đoàn sản xuất và đầu tư hàng đầu mang tầm quốc tế”!

Thế nhưng, cùng với sự trồi sụt của thị trường chứng khoán, ABS dần dần lâm vào cảnh khó khăn. Năm ngoái, tình hình bắt đầu có chút khởi sắc với khoản lãi 29 tỷ đồng, thế nhưng bao nhiêu đó cũng chưa đủ cho khoản lỗ lũy kế lớn kéo dài từ năm 2008 đến nay. Các cổ đông vì thế cũng chưa nhận được một đồng cổ tức nào kể từ năm 2008.

Hồi cuối tháng Tư vừa qua, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên ABS, đã có ý kiến đề nghị ban điều hành công ty xem xét có nên tiếp tục duy trì mảng tự doanh hay không vì nhiều năm liền lỗ triền miên, và chính khoản lỗ gần 100 tỷ vào năm 2008 cũng là do hoạt động tự doanh mà ra.

Trả lời thắc mắc này, theo ban lãnh đạo ABS, sau khoản lỗ khủng đó, Hội đồng quản trị công ty đã chỉ đạo thu hẹp hoạt động tự doanh, thận trọng giữ ổn định công ty. Năm nay, mục tiêu của ABS là sẽ xóa sạch được lỗ lũy kế với lợi nhuận dự kiến cả năm đạt 30 tỷ đồng. Nếu được như thế thì mừng cho ABS nhưng cũng thấy tiếc cho EVN.

Bỏ cả trăm tỷ đầu tư, 5 năm liền không được đồng cổ tức nào, đến khi buộc phải thoái vốn thì doanh nghiệp lại có dấu hiệu cân đối được!?
Theo báo Pháp Luật

Người câu cá gần cầu Sài Gòn bị điện giật đã tử vong

Chiều 23/3, sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, người câu cá gần chân cầu Sài Gòn đã tử vong do bị nhiễm trùng máu.
Trước đó, chiều 13/3, anh Nguyễn Hữu Đức (35 tuổi, quê Lâm Đồng) đến gần chân cầu Sài Gòn để câu cá. Thấy cá cắn câu, anh giật lên bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn.
Ngọn lửa bao trùm khiến quần áo người đàn ông này cháy đen.
Người dân gọi 3 chiếc taxi để đưa nhập viện nhưng tài xế không chịu dừng. Lúc vào được viện, anh Đức trong tình trạng sốc nặng do bỏng.
Người câu cá gần cầu Sài Gòn bị điện giật đã tử vong
Nơi câu cá gần điện cao thế
Con rạch gần chân cầu Sài Gòn, nơi anh Đức câu cá và bị phóng điện từ đường dây 110 kV dẫn đến tử vong. Lực lượng chức năng kết luận, khu vực anh Đức ngồi câu cá nằm dưới hành lang an toàn toàn lưới điện 110 kV.
Trong lúc giật, nạn nhân vô tình để cần và lưỡi câu vi phạm khoảng cách an toàn, gây hiện tượng phóng điện.
Anh Đức được người dân chở đi cấp cứu bằng xe máy.
Anh Đức được người dân chở đi cấp cứu bằng xe máy.

Hoàn cảnh gia đình Đức khó khăn. Từ Lâm Đồng xuống TP HCM lập nghiệp cách đây 15 năm, mẹ anh phải làm mướn nuôi con khôn lớn, giờ đang mang bệnh.
Thường ngày, vợ và con phải trông vào mức thu nhập ít ỏi từ anh Đức.
"Cách đây 2 tháng, do làm công nhân không có việc nên anh chuyển sang làm xe ôm. Kể từ đó, do buồn bã nên buổi chiều anh thường ra chân cầu giải khuây. Ai ngờ sự việc xảy ra...", vợ người đàn ông xấu số nói.
Theo Zing

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện

1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…để không bị điện giật chết người.

2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng lọai dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà

3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỡi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do điện.

4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.

5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.

6. Nên nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như: vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…để không bị điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ.

7. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật .

8. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hỏa trong nhà.

9. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện…bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.

10. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện xấu dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.

ST

Thủ tục đăng ký điện

Mua điện phục vụ chính cho mục đích sinh hoạt
a) Khi đăng ký mua điện, khách hàng cần có 02 giấy tờ sau:
2. Một trong các giấy tờ có liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):
         - Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú;
         - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà;
         - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
         - Hợp đồng thuê nhà.
Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện thì Giấy đề nghị mua điện có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.
b) Đối với khách hàng thay mặt cho khu tập thể, cụm dân cư, hồ sơ có thêm giấy ủy quyền hợp pháp của các hộ sử dụng điện chung trong khu tập thể, cụm dân cư (có chữ ký của các hộ và công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của UBND phường, xã nơi đăng ký mua điện).
c) Đối với khách hàng đang sử dụng điện chung với công tơ của khách hàng khác, có nhu cầu tách mới (ký HĐMBĐ trực tiếp với Đơn vị Điện lực), hồ sơ có thêm:
        - Sổ hộ khẩu của hộ tách mới (bản sao có chứng thực hoặc công chứng);
        - Bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ HĐMBĐ đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ HĐMBĐ đang dùng chung.
Mua điện phục vụ cho mục đích ngoài sinh hoạt
a) Khi đăng ký mua điện, khách hàng cần có 04 giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị hoặc công văn đề nghị mua điện
2. Bảng kê thiết bị điện, chế độ và công suất sử dụng điện.
3. Một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):
        - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
        - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;     
        - Hợp đồng thuê nhà có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
        - Hợp đồng thuê đất có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Một trong các giấy tờ liên quan đến khách hàng mua điện (bản sao có chứng thực hoặc công chứng):
       - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
       - Giấy phép đầu tư;
       - Quyết định thành lập đơn vị.
Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện hoặc liên quan đến khách hàng thì có Giấy xác nhận của cơ quan quản lý của cấp có thẩm quyền hay chính quyền địa phương tại nơi đăng ký mua điện.
b) Đối với khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất đăng ký sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, hồ sơ có thêm biểu đồ phụ tải và đặc tính kỹ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện.
c) Đối với khách hàng sử dụng điện có sản lượng điện tiêu thụ bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực.
Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng do các bên mua, bán điện thỏa thuận, nhưng không vượt quá 15 ngày tiền điện, được tính trên cơ sở sản lượng điện tiêu thụ trung bình tháng đăng ký trong hợp đồng mua bán điện và giá điện năng giờ bình thường được áp dụng.
Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện trong trường hợp bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Dịch vụ lắp điện 3 pha

Bạn muốn lắp điện 3 pha để mở xưởng sản xuất...
Bạn muốn lắp điện 3 pha để tiết kiệm chi phí điện trong khu phòng trọ...
Bạn muốn lắp điện 3 pha để sử dụng điện mạnh hơn...

Với kinh nghiệm 2 năm trong lĩnh vực lắp điện 3 pha, chúng tôi sẽ lắp ngay điện 3 pha tại nơi 
bạn yêu cầu chỉ trong từ 4-7 ngày làm việc, làm hồ sơ ngay tại nhà của bạn.

Ngoài ra, những dịch vụ khác liên quan đến điện chúng tôi cũng làm được như: bán đồng hồ 
điện, dời trụ, cột điện...

Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số: 0902.39.79.12 (24/7) để được tư vấn miễn phí.